Thiền để tư duy sáng suốt: Phương pháp vượt qua mọi khó khăn

thien-de-tu-duy-sang-suot
Đánh giá ngay

Giữa cuộc sống bộn bề những âu lo, thiền được xem là giải pháp giúp con người cân bằng cuộc sống. Thiền để tư duy sáng suốt, để tâm như ánh sáng lấp lánh soi đường chỉ lối, khi đó việc quyết định sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây, để hiểu rõ về thiền để tư duy sáng suốt – Phương pháp vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Định nghĩa thiền là gì?

Thiện hiện là “ thuật ngữ” được nhiều tôn giáo sử dụng để chỉ phương pháp tu tập nhưng với mục đích duy nhất là kinh nghiệm “ tỉnh giác”, “ giải thoát”, “ giác ngộ”. Hiểu một cách tổng thể, thiền chính là trạng thái tâm thức không thể định nghĩa, không thể miêu tả và phải do mỗi người tự cảm nhận. 

thien-de-tu-duy-sang-suot-anh-1

Còn trong Phật giáo, thiền được mô tả dưới trạng thái cơ thể. Các trào lưu triết học Ấn Độ cho biết Thiền là sự tư duy, tập trung một cách lắng đọng. Theo đạo Phật, hành giả nhờ có Thiền mà đạt được đến một trạng thái sâu lắng của tâm thức.Trong đó, toàn bộ tâm thức chỉ tập trung đến một đối tượng thiền thuộc về tâm hay vật. Tâm sẽ được trải qua nhiều chặng, trong đó lòng tham về dục sẽ dần suy giảm. 

Nói tóm lại, thiền có nhiều định nghĩa khác nhau, mỗi tôn giáo và cá nhân có cách hiểu khác nhau. Chung quy lại, thiền là một trạng thái cảm xúc của cơ thể, mang đến một tâm trạng lắng đọng như là mặt hồ mà người ta chỉ có thể nhìn thấu mặt nước mà không bị xao động.

Thiền để tư duy sáng suốt – Phương pháp vượt qua khó khăn

Không chỉ các nhà thiền học mà khoa học cũng đã chứng minh, thiền định là biện pháp luyện tập mang đến lợi ích cho sức khỏe. Ở trạng thái thiền định sẽ giúp tinh thần của bản thân minh mẫn, trí tuệ sáng suốt. Điều này vô cùng quan trọng, giúp cơ thể có được một cuộc sống cân bằng là có tâm lý vững vàng.

Các nhà thiền học lý giải trong cuộc sống mỗi một cá nhân chịu nhiều tác động kèm theo ưu lo. Đó là các mối quan hệ xã hội, chuyện cơm áo gạo tiền và những tranh đua, đố kỵ. Tất cả những điều này khiến cho tâm trạng của bạn nặng nền, ở góc độ nào đó sẽ khiến cho bản thân mất kiểm soát mà cư xử “ nóng nảy” với nhau.

thien-de-tu-duy-sang-suot-anh-2

Lúc này, thiền giúp cơ thể thả lỏng, khí huyết lưu thông. Ở trạng thái này con người có thể gạt bỏ hết ưu phiền. Bởi vậy, thiền giúp cân bằng cuộc sống. Thiền để bản thân tĩnh tâm, gạt bỏ mọi tạp niệm để nhận thức bản ngã và thế giới xung quanh một cách đúng đắn, sáng suốt nhất. 

Như vậy, có thể coi thiền định là sự kết hợp giữa thân thể và ý niệm trong thời gian – không gian hiện tại để nhận biết được sự vật, hiện tượng và ý niệm. Thiền chính là phương pháp tư duy sáng suốt, giúp bản thân vượt qua mọi khó khăn để tâm yên bình và thoải mái.

Nguyên tắc thiền để tư duy đúng đắn nhất

Thiền tập hạn chế tư duy, vì khi tư duy thường bị cuốn vào dòng tư duy đó mà tách khỏi thực tại, sự sống và thực tế cho thấy hầu hết cho thấy con người bị stress là do tư duy quá mức mà không dừng lại được. Tuy nhiên, vì phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh và duy trì mối quan hệ nên dù không thì cũng phải tư duy, không thể không tư duy. Do đó, cần phải có phương thức nào đó để tư duy một cách vô hại và còn mang đến lợi ích thì thiền được xem là lựa chọn đúng đắn.

Thực tế, trong truyền thống tu tập chuyển hóa của đạo Phật chấp nhận tư duy nhưng phải là chánh tư duy – tư duy một cách đúng đắn. Bạn cần phải tuân thủ nguyên tắc thiền để tư duy dưới đây:

Xác định đúng đề tài

Trước khi thực hiện phương pháp thiền thì bạn nên tư duy cái gì, chứ không phải nghĩ đến cái gì là tư duy cái đó. Trường hợp bạn thích đề tài đó thì không nói làm gì nhưng nếu không ngăn được thói quen, mổ xẻ, phân tích, lý luận, nhận xét, so sánh,… một cách vô thưởng vô phạt thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và dễ bị loạn tưởng.

Khác với suy nghĩ, tư duy sẽ đào sâu một vấn đề nào đó về nội dung một cách rõ ràng, bạn cần phải có sự đầu tư nghiêm túc và nhất là phải chọn lọc đề tài một cách kỹ càng để không mất nhiều thời gian, năng lượng và không ôm stress vào trong tâm thức.

>> XEM NGAY: Thay đổi cảm xúc bằng hơi thở: Đơn giản mà hiệu quả không ngờ

thien-de-tu-duy-sang-suot-anh-3

Vậy nên, trước khi tư duy thì bạn phải tự vấn bản thân: Tại sao muốn tư duy vấn đề này? Vấn đề tư duy có cần thiết không? Bạn có nên bỏ qua vấn đề tư duy đề tài này không? Phần lớn mỗi chúng ta bị tư duy chứ không phải muốn tư duy, tức là không chủ động tư duy, ý thức được hoàn toàn chìm đắm trong tư duy mà không nắm bắt được nội dung, nên ta phải câu khác để đánh thức. 

Đề tài tư duy cần thiết, thường là những đề tài phục vụ công việc làm ăn hay liên hệ đến tình cảm. Tuy nhiên, còn có đề tài khác quan trọng hơn cần phải tư duy nhiều hơn, đó là: làm sao để làm chủ bản thân, làm sao để bình an và hạnh phúc, làm sao để người thân bớt khổ đau, làm sao để giúp cộng đồng tiến bộ, làm sao để sống một cuộc đời có ý nghĩa thực sự. Thêm vào đó, bạn cần áp dụng 12 quy tắc của thiền sư để có cuộc sống thanh tịnh hơn bao giờ hết.

Thời điểm thiền đúng đắn

Muốn tư duy mọi vấn đề một cách đúng đắn, nhất là những vấn đề lớn, phức tạp thì cần phải đủ năng lượng và sự tỉnh táo. Cho nên, việc chọn thời điểm nào để tư duy là điều cực kỳ cần thiết. Điều này sẽ khó khăn bởi chúng ta đụng đến đâu sẽ tư tuy đến đó, tận dụng mọi lúc và mọi nơi kể cả đang lúc làm việc, nói chuyện điện thoại, họp hành, ăn uống và lắng nghe chia sẻ. 

thien-de-tu-duy-sang-suot-anh-4

Thời điểm tư duy thích hợp nhất là vào buổi sáng sớm hay sau giời ngồi thiền, đầu óc lúc này chưa có nhiều suy nghĩ từ bên ngoài nên nhìn thấu được nhiều thứ. Nhờ đó, thiền giúp cho bản thân tư duy sáng suốt hơn, đưa ra những quyết định không quá mang tính chủ quan.

Ngoài ra, những lúc làm các công việc nhẹ nhàng, thư thả và có tính chất lắp đi lặp lại mà uống trà, đi bộ,…vẫn có thể đem lại đề tài tư duy hoặc tự động đến thì cứ hoan hỉ để đón nhận. Nói chung, lúc nào tâm trí và năng lượng ổn định cộng với bối cảnh phù hợp thì cứ tư duy, đừng để bị cuốn vào nó hoặc tư duy quá lâu mà đánh mất cơ hội với thực tại đang diễn ra. Trạng thái không tư duy, định tâm hay an trú trong hiện tại là điều cần thiết giúp cho tư duy nhanh, gọn và hiệu quả.

Thái độ đúng đắn

Khi tư duy, bản thân ta chỉ chú ý đến kết quả chứ ít quan tâm đến thái độ hay cách tư duy. Trong khi đó, điều này có ảnh hưởng đến kết quả tư duy cả tâm tính và phẩm chất đời sống của ta nữa. Trong khi tư duy, bản thân vẫn nhớ duy trì sự tỉnh thức và cảm nhận hoàn toàn bằng hơi thở, quan sát cảm giác và nhất là diễn biến tâm trí trong suốt quá trình tư duy. Nếu bản thân thấy căng thẳng, thấy tư duy lâu rồi mà không có kết quả hoặc nhận ra bản thân đang cuốn vào tư duy thì nên dừng lại

Nếu cần giải quyết gấp, trước khi quay lại tư duy thì bạn nên ngồi thiền vài phút cho vọng tượng lắng xuống, chút ánh sáng trí tuệ lên. Hoặc ít nhất là lấy lại năng lượng, cân bằng và tỉnh táo. Thiền tư duy sáng suốt hơn, tâm không xáo trộn vì quá nhiều lựa chọn làm cho bản thân rối trí.

thien-de-tu-duy-sang-suot-anh-5

Khi tư duy về một đề tài lớn, rắc rối thì nên quay về thực tập thư giãn sâu, định tâm và nạp năng lượng để bước vào “ trận chiến”. Đừng chủ quan hay coi thường khâu chuẩn bị, tư duy khi sự bình tâm sáng suốt hơn là sự thông minh, lanh lẹ. Để giảm bớt vấn đề phức tạp, giúp tư duy hiệu quả thì nên viết ra những điều cần tư duy, sắp xếp các đề tài theo thứ tự, gạt bỏ những đề tài không cần thiết hay không liên quan, đánh dấu các chủ đề chưa giải quyết được liền. 

Điều đặc biệt là khi tâm cảm thấy tĩnh, an nhiên hay vững chãi thì nhìn nhận vấn đề sẽ không còn nặng nề. Thậm chí, bạn sẽ thấy vấn đề đó không còn quá quan trọng, không cần cố để giải quyết cho bằng được vì giờ đang có những phút giây tuyệt vời trong hiện tại để nắm bắt được vấn đề.

Thiền để tư duy sáng suốt là phương pháp được nhiều người lựa chọn, loại bỏ những năng lượng tiêu cực. Vì thế, hãy tham khảo thật kỹ bài viết để có thể tự mình nghiên cứu và tập luyện thiền hàng ngày, giúp bản thân có động lực để vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *