‌Luật nhân quả là gì? Những thông tin, bạn nên biết

luat-nhan-qua
Đánh giá ngay

Mỗi người chúng ta ai cũng đều nghe nói đến luật nhân quả. Nếu con người hiểu rõ luật nhân quả thì mỗi người sẽ có thể dừng nghiệp ác, nghiệp xấu thay vào đó là gieo các nghiệp để gặp quả báo lành. Tuy nhiên thì không phải ai cũng hiểu hết luật nhân quả là gì? Có nhiều người còn không tin vào luật nhân quả. Trong bài chia sẻ dưới đây, “ Kiến thức phong thủy” sẽ giúp bạn hiểu rõ về luật nhân quả trong cuộc sống nhé!

Nhân quả là gì? Luật nhân quả là gì?

Nhân quả là gì? Nhân quả theo tiếng Hán Việt có nghĩa là hạt giống và quả là trái. Còn trong cuộc sống của con người thì nhân chính là hành động còn quả chính là kết quả của hành động đó. Theo quan niệm của Phật giáo, luật nhân quả là những gì chúng ta hành động và tạo ra ở thế giới này sẽ quyết định đến tương lai sau này. Nếu hiện tại, ta gieo nhân tốt thì tương lai chắc chắn sẽ gặt quả ngọt. Còn gieo nhân xấu thì tương lai sẽ gặp quả báo ác, trả lại những điều không tốt mà bản thân tạo ra.

luat-nhan-qua-la-gi

Luật nhân quả không có người nào bắt buộc chúng ta thi hanh làm mà chỉ có sự khổ đau và sự an vui, hạnh phúc thì mới bắt chúng ta thi hành nó. Bởi vì, con người ai ai cũng mong muốn có được cuộc sống an vui, hạnh phúc chứ không mấy ai muốn có cuộc sống khổ đau. Vì thế, bắt buộc chúng ta phải sống thiện để cuộc sống được an vui, hạnh phúc. Ngược lại, bản thân không làm thiện, không sống thiện thì sự an vui, hạnh phúc sẽ không đạt được và phải nhận đau khổ.

Luật nhân quả có thật không? Mối quan hệ của luật nhân quả?

Luật nhân quả – Có thật không?

Luật nhân quả là một trong các nguyên lý cơ bản của Phật giáo. Nhân quả trong đạo Phật dạy cho chúng ta biết sống trách nhiệm trong từng lời nói, hành động. Con người nếu sống vô ý thức, thiếu trách nhiệm chỉ sống trong sự tham lam và ích kỷ sẽ dễ dàng gây họa cho người khác. Tuy nhiên vẫn có không ít người băn khoăn, liệu luật nhân quả có thật hay không?

luat-nhan-qua-co-that-khong

Theo Đức Phật, mọi người trên đời đều không tránh khỏi vòng tròn của luật nhân quả. Nếu gieo “ nhân” tốt thì đừng vội chán nản khi chưa nhận được quả ngọt. Còn gieo những lời ác khẩu, làm việc không thiện thì đừng vội vui mừng khi chưa nhận quả báo. Hãy nhớ rằng, quả báo không bỏ sót bất cứ một người nào. Đừng làm tổn thương hay gây hại cho ai dù chỉ là lời nói hay hành động. Bởi biết đâu ngày mai bạn sẽ nhận lại quả báo, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Mối quan hệ của luật nhân quả thế nào?

Trong cuộc sống thường nhật, khi chúng ta làm một việc gì đó, một cây hay thậm chí một ý nghĩa trong đầu gieo cái nhân tức đang tạo ra nghiệp. Căn cứ vào “nhân” thiện hay ác sẽ tạo thành nghiệp thiện hoặc nghiệp ác không giống nhau. Khi báo ứng tạo ra kết quả vui buồn và hạnh phúc cũng khác nhau, đúng như triết lý “ thiện có thiện báo, ác có ác báo”. Cụ thể, cái thiện thế nào thì sẽ tạo ra cái phúc. Còn cái phúc thế nào sẽ nhận cái khổ tương ứng.

tim-hieu-ve-luat-nhan-qua

“Thiện” làm lợi cho người khác, khi làm điều lợi cho người khác thì cùng chính là làm lợi cho mình. “ Ác” là làm hại cho người khác cũng chính là tự làm hại mình khi bắt đầu hại người thì kết thúc sẽ làm hại mình. Đó là một quy luật khách quan hay còn gọi là “ luật nhân quả” trong cuộc sống của con người.

=> Vậy mối quan hệ nhân quả là gì? Quy luật nhân quả có mối liên hệ mật thiết với quy luật nhân hồi. Con người sinh ra thì có chết đi, chết rồi lại được đầu thai sinh ra, sự sinh tử luân hồi từ nhân quả, từ quả đến nhân và liên tục không ngừng.

Những quy luật nhân quả cần ghi nhớ để “cuộc sống an nhiên”

Nhân quả là quy luật mà bất kỳ ai bất kỳ ai cũng nên hiểu rõ bởi nó quyết định đến tiến trình luân hồi và giải thoát. Những gì chúng ta tạo ra trong vũ trụ này, chúng sẽ mãi gắn liền với cuộc đời của chúng ta. Hãy ghi nhớ những quy luật nhân quả dưới đây, để “ cuộc sống an nhiên”:

Người sẵn lòng cho đi thì sẽ nhận lại càng nhiều phúc báo

Người ta thường nói khi cho đi thì đừng suy nghĩ thiệt hơn, bợi một khi cho đi một thứ gì đó là đã giúp người khác được một việc chính là là điều tốt. Cho nên, khi cho đi thì chắc chắn sẽ được nhận lại. Hạnh phúc sẽ đến cho những lúc người cho không ngờ đến “ Gieo nhân nào gặp quả đó” chính là quy luật nhân quả trong cuộc sống. Ngược lại, gieo nhân ác thì sẽ nhận lại quả đắng.

luat-nhan-qua-lieu-co-that

Người luôn giúp đỡ người khác thì quý nhân ngày càng nhiều

Luật nhân quả là gì? Người luôn giúp đỡ người khác là một trong những quy luật mà bản thân cần phải biết. Cuộc đời này, việc giúp đỡ người khác thì có nghĩa là giúp đỡ chính mình. Hãy sẵn sàng cho đi để được nhận lại đúng lúc, giúp đỡ người khác là điều cần được tuyên dương nhưng trong thế giới có nhiều sự gian dối thì cần cần phải xem xét thật kỹ. Cuộc sống thì không nói trước được điều gì, có lúc bạn sẽ gặp phải hoàn cảnh tưởng tượng nên hãy chân thành giúp đỡ khi điều đó nằm trong khả năng của bạn.

Người biết đủ, biết thỏa mãn sẽ ngày càng có nhiều niềm vui, hạnh phúc

Bản thân mỗi người không nên quá tham lam hay bằng mọi giá để đạt được những gì vốn không thuộc về mình. Cần đặt ra một giới hạn nhất định để tránh sai lầm, đánh mất lương tâm. Không thể phủ nhận sức hấp dẫn, tầm quan trọng của danh lợi hay vật chất. Chúng ta chỉ cần có một chút danh lợi, mức độ có thể, đừng vì lòng tham mà chiếm quá nhiều để cuối cùng không được gì mà còn đánh mất niềm vui.

tim-hieu-ve-luat-nhan-qua-co-that-khong

Người chỉ thích được hưởng phúc, thường sẽ nhận nhiều khổ đau

Trong cuộc sống này, không phải lúc nào cũng chỉ có hạnh phúc mà đôi khi đó còn là niềm đau và sự mất mát. Đôi khi trải qua nhiều đau khổ rồi con người mới cảm nhận được hạnh phúc, biết trân trọng nó.

Người chỉ biết trốn tránh thất bại, thử thách thì thất bại càng đến nhiều

Cuộc sống có muôn vàn lý do khiến cho ta luôn mệt mỏi, dù bạn không muốn thì khó khăn vẫn đến, nỗi buồn vẫn mãi theo. Trốn chạy khó khăn không phải là cách giải quyết vấn đề, ngược lại còn làm cho vấn đề càng trở nên xấu hơn. Mạnh dạn nhìn thẳng vấn đề, xem xét tìm ra cách tốt nhất.

biet-cuoi-voi-that-bai-la-khon-ngoan

Sống lạc quan, luôn có lòng tin vào tương lai đó chính là sức mạnh giúp bạn thoát khỏi bế tắc, khó khăn trong cuộc sống. Hãy xem khó khăn và thử thách trong cuộc sống này chỉ là tạm bợ, hãy tin rằng cuộc đời này vẫn cho ta cơ hội và tự nhủ với lòng ngày mai sẽ tươi sáng hơn.

Người nói những lời phàn nàn sẽ khiến mình càng phiền não hơn

Luật nhân quả tương ứng với câu “ miệng mình nói thì tai mình nghe”. Bất cứ những gì mình nói thì đôi tai sẽ phải nghe hết chứ không phải người khác. Khi mình luôn nói lời phàn nàn thì não của mình suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề đó. Chính vì thế, hãy suy nghĩ mọi thứ đơn giản hơn biết cảm thấy đủ với những gì mình đang có hạn chế đi sự nhàm chán.

Không có phần thưởng nào cho người có hành xử, tư duy thiếu kiên nhẫn

Chúng ta không thể làm bớt mức độ vất vả, khó khăn của công việc thông qua sự phàn nàn mà phải bằng sự kiên trì, kiên nhẫn. Khi ta không nhìn thấy phần thưởng hiện hữu bằng vật chất hay thái độ thì hãy luôn nhớ rằng: Phần thường không phải là kết quả cuối cùng mà là niềm vui vô tận của quá trình, thực hiện việc làm có ý nghĩa tích cực bằng việc thu lượm kiến thức lẫn kinh nghiệm trừ những việc làm hữu ích trong cuộc sống.

tim-hieu-luat-nhan-qua-co-that-khong

Một số câu nói hay về luật nhân quả đáng suy ngẫm

Luật nhân quả vốn là quy luật tất yếu của vũ trụ. Mỗi hành động của bản thân sẽ tạo ra kết quả tương xứng với hành động. Dù kết quả đến sớm hay muộn thì chắc chắn là nó sẽ đến. Dưới đây là một số câu nói hay về luật nhân quả đáng để chúng ta suy ngẫm:

  • Nếu bản thân chưa chấp nhận điều gì đấy thì điều đó xảy ra với mình nghĩa là bạn chưa chấp nhận nhân quả.
  • Làm từ thiện không chứng tỏ mình giỏi hay đặc biệt. Nó cũng không chứng tỏ mình tốt hay không. Từ thiện chỉ là hoạt động tự nhiên của nhân quả. Do nhân quả thì tự thiện xảy ra.
  • Bản thân hiệu được nhân quả để nhận ra yêu đương, rung động, đều là do duyên
  • Muốn biết được nhân đời trước thì phải xem quả đời sau là nguyên tắc đơn giản của nhân quả.
  • Điều mà bản thân phán xét người khác thì chắc chắn sẽ xảy ra với mình, không đời này thì đời sau. Vì thế, không nên khám xét với bất kỳ ai. 
  • Phật giáo tìm cách chữa bệnh từ gốc. Vì hiểu được mọi chuyện do nhân quả, nên cần chữa từ gốc để giải quyết cái nhân đã gây ra.

Trên đây là toàn thông tin về luật nhân quả và ý ý nghĩa của luật nhân quả mà chúng tôi chia sẻ. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về luật nhân quả một cách trọn vẹn. Hãy luôn nhớ rằng, “gieo nhân nào thì gặp quả đó” – Chân lý sống của mỗi chúng ta trong cuộc sống này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *