Người xưa vẫn có câu “ Một điều nhịn chín điều lành” hay “ Chữ nhẫn là chữ tượng vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”. Nếu người không biết nhẫn thì trong tâm hồn lúc nào cũng âm ỉ một ngọn lửa nóng giận, dẫn đến các lời nói và hành động không hay. Vì thế, mỗi người hãy rèn luyện cho mình chữ nhẫn bằng cách lắng nghe những lời Phật dạy nhẫn nhịn giúp bản thân lạc quan hơn trong cuộc sống nhé!
Nhẫn nhịn là gì? Ý nghĩa của nhẫn nhịn trong Phật giáo
Nhẫn nhịn là gì?
Nhẫn nhịn là gì? Theo cách nghĩ của thế gian thì nhẫn nhịn hay nhẫn nhục có nghĩa là sự chịu đựng, nhịn nhục, cam chịu,…chấp nhận phần kém và thiệt thòi về bản thân. Hoặc nhẫn nhịn có nghĩa là chấp nhận thấp hèn hơn để có danh vọng, địa vị hay trong cuộc sống bị dồn ép quả phải nhẫn nhịn, nếu không sẽ bị dồn đến bước đường cùng.
Thế nhưng, nhẫn nhịn như vậy sẽ khiến bản thân được yên ổn nhưng trong lòng sẽ luôn phiền não, luôn ấp ủ oán hận. Dẫn đến các hành động không tốt và tạo nghiệp chẳng lành cho cuộc sống hiện tại và chịu quả báo về sau.
Ý nghĩa của “nhẫn nhịn” trong Phật giáo
Trong khi đó, lời Phật dạy về nhẫn nằm ở một khía cạnh khác hẳn. Nhẫn theo quan niệm của Đạo Phật là nhận lãnh sự khinh bỉ, nhục mã vã não hại với một tâm thế bình thản không tức giận. Nhẫn nhịn chấm dứt những tranh cãi vô lý, dùng chánh niệm để thắng tà niệm, dùng tình thương để cảm hóa sự sân hận, dùng trí huệ để mọi việc được ôn hòa.
Lời Phật dạy về nhẫn nhịn không có nghĩa là hạ thấp mình mà là nâng mình lên, tự học cách thức tỉnh bản thân để thức tĩnh người khác. Nhẫn nhịn được thì dù có sa cơ lỡ vận cũng không bi lụy, không đổ tại người mà có trí huệ sáng suốt để giải thoát cho mình.
Mọi việc trên đời này đều là do nhân duyên mà nên, vì thiện duyên hay ác duyên mà kiếp trước đã tạo ra. Kiếp này có duyên đến với đạo Phật thì thành tâm mà tu tập, tạo thành duyên lành vừa trả nghiệp vừa tiêu nghiệp thì khi đó mới cảm thấy an yên được.
Những lời Phật dạy nhẫn nhịn trong cuộc sống “ CỰC HAY”
“ Trong sáu phép độ và hàng vạn phương pháp tu hành, “ Nhẫn” là yếu tố quan trọng nhất”. Nhẫn nhịn là không tham gia vào các cuộc tranh cãi vô lý, dùng tình thương để cảm hóa sân hận và dung trí huệ để mọi việc ôn hòa. Cùng chiêm nghiệm những lời Phật dạy về nhẫn nhịn trong cuộc sống “ Cực hay” dưới đây:
Lời Phật dạy nhẫn nhịn – Nhẫn trong tâm
Nhẫn nhịn trong Phật giáo không có nghĩa là ngồi đó chịu trận, ai muốn làm gì thì làm mà đây là bước đệm cần thiết để tâm an, trí sáng nhằm giải quyết vấn đề một cách thấu tình đạt lý. Nhẫn trong tâm là điều mà đạo Phật hướng đến, giúp bản thân chiến thắng cái tôi cá nhân, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn. Mang đến hạnh phúc cho chính bản thân mình, gia đình hoặc bạn bè.
>> XEM THÊM: Lời Phật dạy đạo làm con không phải ai cũng thấu tỏ
Mỗi người phải nén sự nóng giận trong tâm, để cuộc sống êm ấn. Như trong mối quan hệ vợ chồng việc kìm nén giận hờn làm cho tình cảm vợ chồng gắn kết. Đối với mối quan hệ giữa con dâu và mẹ chồng. Thay vì oán trách, giận hờn thì mẹ chồng thương con dâu nhiều hơn một chút, con dâu trọn nghĩa hơn thì cuộc sống sẽ dễ thở hơn nhiều
“Học pháp nhẫn chẳng sanh oan trái
Giữ tâm không khỏi phải lụy phiền
Sống cõi đời thong thả bình yên
Hướng nẽo đạo diệu huyền trực chỉ”
Lời Phật dạy về nhẫn nhịn – Nhẫn trong cuộc sống
Làm người ở đời, được mất hơn thua là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống với muôn màu muôn vị. Mọi cung bậc cảm xúc chua cay đắng cay ngọt bùi đều được quý như nhau. Khi con người trải qua tất cả các hỉ nộ ái ố của cuộc sống đời thường thì mới gọi là sống có ý nghĩa. Nếu cuộc sống bình lặng quá thì tự khắc sẽ sinh ra phiền muộn, chán chường. Tuy nhiên, nếu không biết nhẫn thì tâm chỉ như một ngọn lửa chực chờ bùng phát, gây ra những hậu quả khôn lường. Cụ thể:
+ Trong gia đình: Khi con cái vô lễ mà cha mẹ không nhẫn nhịn thì sẽ đánh hoặc mắng. Còn đối với người Nhẫn nhịn thì chỉ cần nhẹ nhàng khuyên con cái để chúng hiểu được mình sai ở đâu.
+ Trong xã hội: Khi bị chèn ép, tước hết mọi quyền lợi chỉ vì là người yếu thế. Cũng chẳng sao, hãy sống đúng với lương tâm của mình thì mọi sự dọa dẫm chỉ như gió thoảng qua.
+ Người có uy quyền: Trong xã hội luôn có sự chèn ép của những người có quyền thế. Chúng ta có thể gặp một vài trường hợp bị xúc phạm từ một vài cá nhân, chứ không phải toàn xã hội. Sự nhẫn nại giúp chúng ta quán chiếu, hóa giải và tìm được cách giải quyết tốt nhất cho bản thân. Không nên dùng cái tôi cá nhân để giải quyết mọi vấn đề, như vậy sẽ sẽ dẫn đến các hành động tiêu cực.
Lời Phật dạy nhẫn nhịn – Ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống
Mỗi người đến với thế giới này như một nghiệp duyên. Duyên thiện lành, duyên ác đều phải trả ở kiếp này. Trả nghiệp nhanh hết thì cuộc sống an vui nhưng cũng cần phải làm việc tốt để tạo nghiệp tốt. Lời Phật dạy về chữ nhẫn giúp cho tâm ta thanh tĩnh, biết nhẫn nhịn trước nghịch cảnh đối diện hiểu ra đúng sai, tu nghiệp thiện như đang nghe kinh Phật.
>> XEM THÊM: Những lời Phật dạy duyên nợ vợ chồng hay và ý nghĩa
Chúng ta, hãy sống bằng chính lương tâm cũng như trình độ mà bản thân có. Không nên quá cố chấp để theo đuổi những mục tiêu nằm ngoài tầm với. Bởi khi bạn chạy theo hư danh, ảo mộng thì sẽ đánh mất chính bản thân mình. Như vậy, chính chúng ta đang tạo nghiệp xấu mà chẳng thể tịnh tâm cho đời bình an.
Lời Phật dạy nhẫn nhịn – Phương pháp tu nhẫn
Khi hiểu được ý nghĩ của nhẫn nhịn, lợi hại và đúng sai là phương pháp để tu chữ nhẫn trong tâm. Lời Phật dạy nhẫn nhịn còn hướng mỗi người đến cách hóa giải gian nghiệp, làm sao để tâm cảm thấy bình an sau:
+ Niệm Phật: Hàng ngày, mỗi người hãy tự niệm Phật Bồ Tát hay thiền khoảng 30 phút mang đến sự thanh tịnh cho tâm hồn, tập trung vào chánh pháp và không màng đến thế sự bên ngoài.
+ Quán tưởng: Cuộc sống thì sẽ luôn có điều tốt và xấu. Không ai có thể may mắn suốt cả cuộc đời nếu không nỗ lực và cố gắng. Khi gặp nghịch cảnh thì hãy bình tĩnh suy nghĩ, xem xét đúng sai để tìm cách giải quyết tốt nhất.
+ Không chấp nhận: Trong cuộc sống nên giảm cái tôi cá nhân, không nên cố chấp quá. Thay vì tạo nghiệp thì hãy giải nghiệp, làm trong sạch tâm hồn bằng việc thiện, tụng kinh, niệm phật để tạo nghiệp lành.
+ Nuôi dưỡng từ bi, quyết tâm hành trì: Mọi việc đều có nguyên do của nó, thay vì mắng mỏ thì hãy bình tâm xem xét, tìm hiểu nguyên nhân sâu xa. Khi ai đó hành động xấu với bạn, hãy khởi lòng thương và đừng chấp xét với họ. Cuộc sống luôn có nhân quả, hãy sống tốt với mọi người thì quả ngọt luôn ở bên bạn.
Một số video lời Phật dạy nhẫn nhịn trong cuộc sống
Cuộc đời ba sinh luân hồi cũng tựa như khói như sương, cuộc sống vô thường đủ duyên thì hợp, hết duyên thì tan. Cũng bởi vậy, lời Phật dạy về nhẫn nhịn trong đời sống phải học chữ nhẫn, ấy là một phương tu tập để tạo nên nghiệp lành, vẫn sanh cực lạc và không oán trách trời cao. Dưới đây là những video lời Phật dạy nhẫn nhịn trong cuộc sống, bạn nên lắng nghe:
1 điều nhịn 9 điều lành – Lời Phật Dạy cực hay về hạnh nhẫn nhục
Nhẫn nhịn Sẽ Hạnh Phúc Lời Phật Dạy “CỰC HAY” – Audio Thanh Tịnh Tâm
Nghe Phật Dạy Sống Ở Đời Phải Học Cách Nhẫn Nhịn 1 Điều Nhịn Là Chín Điều Lành
Tham khảo những câu châm ngôn nhẫn nhịn hay và ý nghĩa
Ai cũng mong muốn có được cuộc sống vui vẻ, tinh thần thoải mái và lạc quan. Thực tế thì có nhiều việc ngoài ý muốn, do mình tạo hay người khác tạo ra gây nên cảm giác khó chịu nóng giận trong lòng. Nếu không biết cách hóa giải thì chúng ta dùng những lời nói hành động không hãy. Vì thế, hãy rèn luyện sự nhẫn nhịn bằng cách lắng nghe lời Phật dạy về nhẫn nhịn hay tham khảo lời Phật dạy cách nhẫn nhịn dưới đây:
- Là người, đừng xem nặng chuyện nặng được mất hơn thua cũng đừng gian manh dối trá mà hãy sống chân thành với nhau.
- Đừng để hậu vận chính ta phải ân hận về những gì mình đã từng làm.
- Là người, đừng quá trông chờ vào cuộc sống quá êm đềm. Bởi nếu thế thì bạn sẽ chẳng thể hiểu được cuộc sống muôn vị, đắng cay, tủi hờn, hạnh phúc hay khổ đau đều đáng quý như nhau.
- Những thứ không phải của mình thì đừng cố gắng níu kéo. Hạnh phúc đang có trong tay thì hãy nắm bắt thật chặt.
- Mỗi người hãy bằng lòng với những gì mình đang có, học cách sống vui vẻ với thực tại thay vì mơ mộng với những thứ viển vông.
- Nhân quả nhãn tiền luôn hiện hữu trong đời. Nếu sông hiền lành chắc chắn bạn sẽ gặp được điều thiện lương. Nếu sống gian manh chắc chắn sẽ là gánh lấy lọc lừa.
- Mỗi người có một số phận riêng, thay vì ngẩng lên để so sánh với người hơn mình mà oán trách số phận không công bằng sao bạn không nhìn xuống để thấy còn nhiều người khổ nhục hơn mình.
>> XEM THÊM: Lời Phật dạy nhân quả nghiệp báo “Tránh tạo ác nghiệp”
- Khi nhận ra chân lý của chữ Nhẫn, bạn sẽ được hiểu rằng chịu thiệt chính là cách giúp bạn dưỡng đức, chịu nhận chính là cách bạn dưỡng tâm an.
- Thiếu kiên nhẫn sẽ làm bạn mất đi kiểm soát trước sóng gió, đưa ra những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến đại sự.
- Trước khi lên án hay mắng nhiếc bất kỳ ai, hãy thử đặt mình vào vị trí của họ để nghĩ xem mình sẽ tổn thương, xấu hổ thế nào.
- Đời người không ai biết được chữ ngờ, sóng gió sẽ xô bạn từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
- Cuộc đời con người chỉ gói gọn trong hai từ sinh tử, khoảng giữa ấy là thời gian trả nợ ân tình với những người ta gặp trong đời.
- Con người vốn mệt vì đấu tranh, giành những thứ không thuộc về mình nên không tranh đoạt thì sẽ không tổn thương.
Trên đây là lời Phật dạy nhẫn nhịn hay và nghĩa nhất mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về chữ nhẫn trong Đạo Phật, học cách tu tâm, tạo duyên lành cho mai sau để cuộc sống an vui và lạc quan hơn nhé!